Rau gia vị hay còn gọi là rau thơm được sử dụng thường xuyên trong chế biến thức ăn hàng ngày của con người, rau gia vị vừa làm cho món ăn có hương vị đặc trưng vừa là vị thuốc bồi bổ sức khỏe chúng ta, do rau thơm gia vị có vai trò điều hòa tính hàn nhiệt của thực phẩm.
Rau gia vị
Rau gia vị nói chung rất dễ trồng tại nhà cần khuyến khích mọi người tự trồng các chậu rau gia vị để gia đình luôn có rau sạch an toàn cho gia đình của mình.Sau đây là những lợi ích của rau gia vị mà có thể các bạn chưa biết.
1. Rau húng quế
Cây húng quế giống
Những công dụng quý báu của húng quế bao gồm cải thiện trí nhớ, xua đuổi côn trùng, kích thích sự ngon miệng…
Để xua muỗi một cách tự nhiên không cần dùng đến các loại hóa chất tổng hợp độc hại, có thể cho vài lá húng quế vào bếp lửa thì lập tức muỗi sẽ “rút quân”. Để trị mệt mỏi đồng thời kích thích sự thèm ăn thì đem một nhúm lá húng quế ngâm vào nước sôi khoảng 10 phút, bỏ thêm mật ong vào để tạo vị, uống nước này sẽ giúp thèm ăn và xua tan mệt mỏi.
Khi đem lá húng quế giã nát ra, mùi hương của húng quế có thể giúp cải thiện tinh thần cho những bệnh nhân trầm cảm, những người bị u sầu phiền muộn, mùi hương của húng quế cũng có khả năng kích thích sự hưng phấn tình dục. Nếu nhai sống lá húng quế sẽ giúp hơi thở thơm tho đồng thời có tác dụng “dọn dẹp” những mảng vữa bám trên răng. Tinh dầu húng quế xoa vào vùng da sẽ có tác dụng cải thiện chứng cellulite ở phụ nữ (da bị nhăn, nhão, rạn ở phần bụng, phần đùi…).
2. Rau răm
Cây rau răm giống
Rau răm có vị cay, tính ấm, không độc, dùng để chữa đau bụng lạnh, chữa rắn cắn, chàm ghẻ, mụn trĩ, kích thích tiêu hóa, kém ăn, làm dịu tình dục. Rau răm được dùng như gia vị vào món ăn để có thể loại trừ một số độc chất có trong hải sản (tôm, cá…). Thường khi làm thuốc, người ta dùng tươi, không qua chế biến.
Một số bài thuốc dân gian từ cây rau răm:
-Trị chứng tiêu hóa kém:
Mỗi ngày dùng 15-20g cả thân và lá rau răm tươi, rửa sạch, vắt lấy nước cốt uống.
- Trị say nắng:
Kết hợp rau răm với sâm bố chính tẩm nước gừng 30g, đinh lăng 16g, mạch môn 10g, đem sao vàng, sắc với 600ml nước cô lại 300ml, uống trong ngày, chia làm 2 lần.
-Trị rắn cắn:
Lấy khoảng 20 ngọn rau răm, giã nát, vắt lấy nước cốt uống, bã còn lại dùng đắp vào chỗ rắn cắn.
3. Rau húng chanh hay còn gọi là rau tần dầy lá
Trong dân gian thường dùng lá tươi làm rau sống hay rau nêm canh chua hoặc lẩu trong các bữa ăn. Rau húng chanh vị chua the, thơm hăng, tính ấm, vào phế có công dụng giải cảm, tiêu đờm, khử độc và các chứng bệnh cảm cúm, lạnh phổi.
Một số bài thuốc từ cây húng chanh
- Chữa hen suyễn:
Lá rau húng chanh 12g, lá tía tô 10g. Hai thứ rửa sạch, sắc uống. Khi uống thuốc nên kiêng các thức ăn chiên xào, đồ uống lạnh, hải sản.
- Chữa ho cho trẻ:
Rau húng chanh kết hợp với lá hẹ, mật ong. Cả 3 thứ đem hấp, cho trẻ uống rất sạch miệng và đỡ ho.
- Chữa rết, bọ cạp cắn, ong đốt:
Lá húng chanh rửa sạch, thái nhỏ hoặc nhai kỹ, cho một ít muối vào rồi đắp lên vết thương, rất công hiệu
4. Rau thìa là ( hay thì là )
cây thì là
Rau thì là được dùng làm gia vị vào các món ăn, nhất là các món chế biến từ cá như riêu cá chép… Trong đông y, rau thì là là một vị thuốc rất thông dụng, theo Nam dược thần hiệu, hạt thì là vị cay, tính ấm, không độc, điều hòa món ăn, bổ thận, mạnh tỳ, tiêu trướng, trị đau bụng và đau răng.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây rau thì là:
- Trị chứng đái rắt (đái són):
Lấy một nắm rau thì là tẩm với nước muối, sao vàng, tán thành bột. Khi dùng, lấy bánh dầy quết với bột trên, ăn. Phương thuốc này rất hiệu nghiệm đối với những người hay đi tiểu không có chừng mực, khi đi tiểu thấy đau buốt.
- Trị chứng sốt rét:
Những người đi rừng lâu ngày bị sốt rét ác tính, sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Để trị chứng này, lấy hạt rau thì là tươi, giã, vắt lấy nước uống hay phơi khô hạt, tán thành bột, sắc lấy nước uống.
- Trị chứng thận suy, tỳ yếu:
Lấy quả thì là sắc uống hằng ngày, mỗi ngày 50-100g.
5. Rau kinh giới
cây rau kinh giới
Theo Đông y, rau kinh giới có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, chữa nóng sốt, cảm gió, chữa bệnh dị ứng, sao đen để cầm huyết.
- Chữa cảm đau nhức các đầu xương:
Kinh giới tươi (cành non, lá) 50g. Gừng sống (10g), hai thứ rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt cho bệnh nhân uống, ngày uống 2 lần, bã thuốc xoa dọc xương sống từ trên xuống.
- Chữa cảm lạnh phát sốt, nhức đầu đau mình ê ẩm không có mồ hôi:
Kinh giới hoa (hoa, cành, lá) 20g. Sắc uống 1 lần lúc thuốc còn nóng.
- Chữa cảm hàn ở trẻ em:
rau kinh giới, tía tô, hoắc hung, ngải cứu, mã đề, gừng, mỗi thứ 3 - 4g, sắc nước uống trong ngày.
- Chữa chóng mặt, hoa mắt, nghẹt mũi, mắt đỏ:
Rau kinh giới, cúc hoa, xuyên khung, cam thảo, bạch chỉ, phòng phong, khương hoạt, hương phụ, tế tân, bạch cương tàm. Các vị lượng bằng nhau, tán nhỏ, rây thành bột mịn. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 4 - 6g với nước ấm, sau bữa ăn.
- Chữa rôm sẩy, mẩn ngứa, mụn nhọt:
Kinh giới để tươi nấu nước uống và tắm hằng ngày.
6. Rau tía tô
cây tía tô giống
Rau tía tô có tính ấm, vị cay, đi vào 3 kinh phế, tâm, tỳ, không độc. Có tác dụng trị cảm mạo, hạt làm trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai. Tía tô là vị thuốc xếp vào loại làm cho tiết mồ hôi, thuộc các trường hợp bệnh do cảm lạnh, cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt.
- Chữa cảm hàn:
Dùng cành lá kinh giới, tía tô, lá gừng vàng, húng chanh. Tổng lượng dược liệu sau khi chọn nhặt sạch sẽ khoảng 600-1.000 g. Chọn nhặt lá úa, rửa thật sạch, đặt vào nồi (xoong) đổ 5 lít nước sạch đun vừa sôi đều 5 phút thì hạ lửa, lấy lá chuối tươi bịt kín miệng nồi, đậy vung đun thêm cho sôi trở lại chừng 1 phút (để tích hơi nước) rồi mang xông trong chăn để thoát mồ hôi cho người bệnh.
- Chữa mẩn ngứa, làm đẹp da:
Vò lá tía tô cho vào nước tắm có thể chữa mẩn ngứa, làm đẹp da, phần bã và lá có thể đắp vào vùng da bị ngứa.
- Chữa tức ngực:
Lá tía tô 8g, hương phụ 8g, trần bì 6g, cam thảo 4g. Gừng 2 lát, sắc nước uống. Có thể kết hợp nồi xông. Bài thuốc có tác dụng chữa sốt, đau đầu, tức ngực, cảm mạo, phong hàn.
- Chữa tiểu tiện không thông:
Uống nước cốt lá tía tô tươi hoặc sắc nước lá tía tô khô. Hoặc sao nóng lá tía tô tươi hoặc khô với muối hạt, xoa đắp vùng bụng dưới (vùng bàng quang). Hoặc nấu nước lá tía tô, đổ vào chậu úp rổ, ngồi lên xông.
- Chữa viêm đường hô hấp:
Hạt tía tô 6 – 12g, hạt cải củ 8 – 12g, hạt cải bẹ trắng 8 – 12g, sắc uống.
- Chữa nấc liên tục:
Hạt tía tô 30 – 40g, sao vàng, sắc nước uống liên tục. Hoặc hạt tía tô đã sao, tán nhỏ, hòa với nước rồi để lắng, lấy phần nước trong (bỏ bã), dùng nấu cháo ăn thường xuyên.
- Chữa trúng độc đau bụng do ăn cua cá:
Dùng lá tía tô 10g, sinh khương (gừng tươi) 8g, cam thảo 4g. Cho 600ml nước, sắc còn 200ml chia làm 3 lần uống trong ngày, uống khi còn nóng; hoặc giã hay vắt lá tía tô tươi vắt lấy nước uống; có thể dùng lá tía tô (10g), sắc lấy nước uống.
7. Rau giấp cá hay diếp cá
cây Diếp cá giống
Lá rau diếp cá ăn vào rất mát, có thể làm trĩ hậu môn xẹp xuống. Ngoài ra, diếp cá cũng được y học dân gian tại nhiều quốc gia dùng làm lợi tiểu tiện, hạ cao huyết áp, giảm ho, tiêu diệt vi khuẩn. Nghiên cứu tại viện y dược Toyama, Nhật Bản, cho hay diếp cá có chất chống oxy hóa rất mạnh quercetin có thể ngăn chặn nhiều loại ung thư và tăng cường tính miễn dịch..
Một số bài thuốc từ rau diếp cá
- Trị sốt ở trẻ em:
rau diếp cá 30g, rửa sạch, giã nát đun sôi để nguội uống, bã đắp vào thái dương.
- Trị bệnh trĩ:
Hàng ngày ăn rau diếp cá, dùng diếp cá nấu nước để xông, đắp tại chỗ.
- Trị táo bón:
Sao khô 10g rau diếp cá, hãm với nước sôi khoảng 10 phút, uống thay trà trong 10 ngày.
Tổng hợp
Nguồn tin: Cty Tâm Thảo
Sản phẩm Trà Tía Tô hiện đang có bán tại:
Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại TÂM THẢO
Địa chỉ: Số 2, Nguyễn Đức Thuận, P.13, Q.Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
Điện Thọa: (84-8) 3813 4898 - Fax: (84-8) 3842 6212
Email: TraLaSen.TamThao@gmail.com - Thai.Luu@TamThao.vn
Điện Thọa: (84-8) 3813 4898 - Fax: (84-8) 3842 6212
Email: TraLaSen.TamThao@gmail.com - Thai.Luu@TamThao.vn
Website: www.TraTiaTo.vn - www.TamThao.vn
Giá bán lẻ: 35.000 VNĐ/hộp/20 gói
Mua từ 5 hộp giao hàng tận nơi.
Bạn có thể đặt hàng trực tuyến tại đây
Post a Comment