Tía tô được trồng ở khắp mọi nơi. Ngoài công dụng làm gia vị; lá, cành, hạt, nụ, rễ của cây tía tô còn dùng làm thuốc trong y học cổ truyền.
- Cảm mạo (giải cảm lạnh, cảm cúm, nhức đầu, đau mình): Cháo tía tô bạc hà: lá tía tô tươi 20g, lá bạc hà tươi 8g, gừng tươi 3 lát, gạo tẻ 40-60g (có thể chỉ dùng tía tô với gạo và gừng). Cho gạo vào nồi đổ nước nấu đến khi cháo chín; cho tía tô, bạc hà đã xắt nhỏ và gừng vào đun sôi lại là được; ăn cháo khi đang còn nóng. Hoặc dùng: lá tía tô tươi 15-20g, giã nát chế nước sôi, gạn lấy nước để uống.
- Chữa sưng vú: lá tía tô một nắm (10-20g), sắc lấy nước uống; đồng thời lấy một nắm lá tía tô giã nhuyễn đắp vào nơi sưng.
- Chữa chứng ho nhiều đờm ở người già: dùng hạt tía tô, hạt cải bẹ, hai thứ lượng bằng nhau; tất cả tán thành bột mịn, trộn đều. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 6-8g. Bài thuốc này còn có tác dụng tốt đối với người già hay người suy yếu mà bị chứng táo bón.
- Sau khi khỏi bệnh, bị nấc liên tục: hạt tía tô 40g sao qua, tán nhỏ, hòa nước, lọc bỏ bã, lấy nước lọc cho gạo tẻ vào nấu thành cháo ăn.
- Trị chứng mộng tinh (nằm chiêm bao thấy giao hợp với phụ nữ, xuất tinh): hạt tía tô 100g tán nhỏ, mỗi lần uống 4g với chút rượu, ngày 2 lần.
- Ngộ độc thức ăn do ăn các loại hải sản như cua, cá: lá tía tô đủ dùng, giã vắt lấy nước cốt để uống, nếu có nổi mẩn ngứa (dị ứng) thì lấy bã đã vắt hoặc lá tươi xoa xát vào chỗ mẩn ngứa. Hoặc lá tía tô 10g, gừng tươi 8g, cam thảo 2g, nước 600ml, sắc còn 200ml chia 2-3 lần uống nóng trong ngày. Khi dùng các loại thủy hải sản nên ăn kèm gia vị là lá tía tô. Có tài liệu đông y cho rằng không nên ăn chung tía tô với cá gáy ( cá chép) vì có thể sinh nhọt.
- Hương tô tán: lá tía tô 120g, hương phụ (thân rễ cỏ cú) 120g, trần bì (vỏ quít để lâu ngày) 60g, cam thảo 30g. Tất cả các vị thuốc (sao qua hoặc đều phơi khô) đem tán thành bột thô, trộn đều. Ngày uống 3 lần, mỗi lần dùng 10g. Dùng trong trường hợp bị cảm lạnh, kèm theo tức ngực, đầy bụng, không muốn ăn uống.
- Cảm mạo (giải cảm lạnh, cảm cúm, nhức đầu, đau mình): Cháo tía tô bạc hà: lá tía tô tươi 20g, lá bạc hà tươi 8g, gừng tươi 3 lát, gạo tẻ 40-60g (có thể chỉ dùng tía tô với gạo và gừng). Cho gạo vào nồi đổ nước nấu đến khi cháo chín; cho tía tô, bạc hà đã xắt nhỏ và gừng vào đun sôi lại là được; ăn cháo khi đang còn nóng. Hoặc dùng: lá tía tô tươi 15-20g, giã nát chế nước sôi, gạn lấy nước để uống.
- Chữa sưng vú: lá tía tô một nắm (10-20g), sắc lấy nước uống; đồng thời lấy một nắm lá tía tô giã nhuyễn đắp vào nơi sưng.
- Chữa chứng ho nhiều đờm ở người già: dùng hạt tía tô, hạt cải bẹ, hai thứ lượng bằng nhau; tất cả tán thành bột mịn, trộn đều. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 6-8g. Bài thuốc này còn có tác dụng tốt đối với người già hay người suy yếu mà bị chứng táo bón.
- Sau khi khỏi bệnh, bị nấc liên tục: hạt tía tô 40g sao qua, tán nhỏ, hòa nước, lọc bỏ bã, lấy nước lọc cho gạo tẻ vào nấu thành cháo ăn.
- Trị chứng mộng tinh (nằm chiêm bao thấy giao hợp với phụ nữ, xuất tinh): hạt tía tô 100g tán nhỏ, mỗi lần uống 4g với chút rượu, ngày 2 lần.
- Ngộ độc thức ăn do ăn các loại hải sản như cua, cá: lá tía tô đủ dùng, giã vắt lấy nước cốt để uống, nếu có nổi mẩn ngứa (dị ứng) thì lấy bã đã vắt hoặc lá tươi xoa xát vào chỗ mẩn ngứa. Hoặc lá tía tô 10g, gừng tươi 8g, cam thảo 2g, nước 600ml, sắc còn 200ml chia 2-3 lần uống nóng trong ngày. Khi dùng các loại thủy hải sản nên ăn kèm gia vị là lá tía tô. Có tài liệu đông y cho rằng không nên ăn chung tía tô với cá gáy ( cá chép) vì có thể sinh nhọt.
Nguồn tin: Cty Tâm Thảo
Sản phẩm Trà Tía Tô hiện đang có bán tại:
Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại TÂM THẢO
Địa chỉ: Số 2, Nguyễn Đức Thuận, P.13, Q.Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
Điện Thọa: (84-8) 3813 4898 - Fax: (84-8) 3842 6212
Email: TraLaSen.TamThao@gmail.com - Thai.Luu@TamThao.vn
Điện Thọa: (84-8) 3813 4898 - Fax: (84-8) 3842 6212
Email: TraLaSen.TamThao@gmail.com - Thai.Luu@TamThao.vn
Website: www.TraTiaTo.vn - www.TamThao.vn
Giá bán lẻ: 35.000 VNĐ/hộp/20 gói
Mua từ 10 hộp giao hàng tận nơi.
Bạn có thể đặt hàng trực tuyến tại đây
Post a Comment